Trở kháng là một trong những thông số kỹ thuật mà bạn cần phải biết trước khi mua loa. Trở kháng sẽ ảnh hưởng đến phần phối ghép các thiết bị trong bộ dàn và chất lượng âm thanh. Với chủ đề “Trở kháng là gì? Trở kháng của loa và cách tính trở kháng loa” sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc và chọn lựa sản phẩm tốt hơn.
Trở kháng là gì?
Trở kháng là đại lượng vật lý đặc trưng cho sự cản trở dòng điện của một mạch điện khi có hiệu điện thế đặt vào. Trở kháng được ký hiệu là chữ Z.
Trở kháng loa
Mặc khác, trở kháng loa được hiểu đơn giản là điện trở của loa được hiển thị trên thông số kỹ thuật để người tiêu dùng có thể chọn lựa loa phù hợp khi phối ghép các thiết bị khác. Trở kháng của loa được ký hiệu Ω (Ohm).
Công thức tính trở kháng cho loa
Công thức tính trở kháng loa dưới đây sẽ giúp bạn có thể chọn lựa các thiết bị phối ghép phù hợp với hệ thống âm thanh.
Công thức tính trở kháng loa
Đối với mạch nối tiếp, bạn dùng công thức để tính tổng trở kháng loa sẽ bằng các giá trị cộng vào: Z = Z1 + Z2 =…= Zn
Mạch song song, trở kháng được tính theo công thức như sau:
1/R = 1/R1 + 1/R2 + 1/R3 +… + 1/R (n)
Vì sao bạn nên quan tâm mức trở kháng khi mua loa?
Mức trở kháng loa được hiển thị ở phần thông số kỹ thuật sẽ giúp bạn biết được thiết bị đó có phù hợp để phối ghép với dàn âm thanh hay không. Hơn nữa, bạn nên lựa chọn mức trở kháng của loa nhỏ hơn trở kháng của amply để tránh tình trạng quá tải điện và không đảm bảo an toàn khi bạn phối ghép thiết bị.
Lựa chọn mức trở kháng phù hợp
Ngoài ra, các sản phẩm loa hiện nay được nhà sản xuất trang bị mức trở kháng phổ biến như: 4Ω, 6Ω hoặc 8Ω giúp phối ghép với thiết bị khác dễ dàng, tiện lợi dành cho người dùng.
Trong quá trình tìm hiểu sản phẩm, bạn có thể tìm đến các đơn vị uy tín để được tư vấn kỹ lưỡng, chính xác nhất để có thể phối ghép các thiết bị âm thanh chuẩn và đem đến những giây phút thư giãn ngay tại nhà.
Hy vọng những chia sẻ kiến thức hay trên sẽ giúp bạn có được kinh nghiệm chọn mua loa tốt nhất để phối ghép các thiết bị khác dễ dàng và nhanh chóng.
Những chia sẻ kiến thức hay về âm thanh:
Âm Thanh Là Gì? Bộ Dàn Âm Thanh Gồm Những Thiết Bị Nào?