Để hiểu rõ hơn về Compressor thì trước tiên bạn cần tìm hiểu về hiệu ứng Compressor là gì và có vai trò gì trong dàn âm thanh. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn khi sử dụng Compressor trong hệ thống âm thanh.
Compressor có tác dụng quan trọng với dàn âm thanh
1. Compressor là gì?
Khái niệm Compressor
Compressor là thiết bị xử lý tín hiệu tự động có khả năng mang lại sự cân bằng về âm lượng và làm âm thanh mềm mại, không quá chói tai khi nghe.
2. Vai trò của Compressor trong dàn âm thanh
Chức năng của Compressor
Khi có các tín hiệu âm thanh đầu vào như một giọng hát (vocal), nhạc cụ (keyboard, guitar…) thì âm thanh sẽ có lúc to, lúc nhỏ khác nhau theo mỗi giai đoạn của bản nhạc. Lúc này, Compression sẽ giúp bạn giảm bớt sự biến động về âm lượng của âm thanh và đem đến những giai điệu hài hòa, dễ nghe hơn.
3. Những thông số cần lưu ý khi điều chỉnh Compressor
3.1. Threshold
Nếu bất kỳ tín hiệu đầu vào nào vượt quá ngưỡng quy định này thì Compressor sẽ giảm bớt và đưa tín hiệu về mức người dùng cho phép. Còn đối với những tín hiệu âm thanh ở mức thấp hơn thì có thể dễ dàng vượt qua vòng “kiểm nghiệm” này một cách dễ dàng để mang đến chất lượng âm thanh tốt nhất cho người nghe.
Threshold lại là một trong hai chức năng quan trọng nhất của Compressor. Nếu như bạn đặt thiết bị chỉnh của thiết bị này ở mức 0dB (mức nhỏ nhất) nghĩa là chúng bị vô hiệu hóa, không tác động cũng như không nén gì cho tín hiệu âm thanh đầu ra.
3.2. Compression Ratio (tỷ lệ nén)
Compression Ratio là chức năng quan trọng thứ 2 mà người dùng không thể bỏ qua. Ratio quy định mức độ can thiệp của Compression lên cường độ tín hiệu âm thanh. Nếu cường độ tín hiệu đó vượt quá mức cho phép của Threshold thì Compressor càng giảm mạnh.
3.3. Attack
Attack là thông số thể hiện thời gian compressor tác động vào tín hiệu âm thanh sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến độ nhạy, độ chính xác của Compressor và xử lý tín hiệu audio một cách chính xác và nhanh nhất.
Khi đó, Compressor sẽ đủ thời gian để thực hiện biến chuyển toàn bộ tín hiệu âm thanh gốc sau khi vượt qua ngưỡng Threshold thành dạng tín hiệu nén hoàn toàn. Khoảng thời gian đó Attack càng dài thì âm thanh sẽ mượt mà hơn, tự nhiên hơn.
3.4. Release
Những thông số khi sử dụng Compressor
Release có khả năng tác động đến khoảng thời gian mà Compressor chuyển đổi tín hiệu từ dạng nén hoàn toàn sang dạng nguyên bản.
Trong quá trình hoạt động của Release Phase sẽ giữ nguyên chu trình hoạt động của mình nếu nhận thấy âm thanh gốc vẫn đang thỏa mãn tiêu chí của Threshold Compressor chỉ bắt đầu chu trình tiếp theo khi mà Release hoàn thiện.
Chính bởi vậy mà Compressor hay có hiện tượng không nhất quán đối với các nốt nhạc, điều đó khiến âm thanh trở nên thiếu tự nhiên. Nếu bạn biết cách sử dụng Release dài hợp lý thì khi đó Compressor sẽ phát huy khả năng trong các bản mix và đem đến những trải nghiệm thú vị tới người dùng.
3.5. Gain
Gain là dạng viết tắt của cụm từ Make-up Gain hoặc Output Gain và là công cụ cho phép bạn điều chỉnh lại cường độ âm thanh sau khi được xử lý bởi Compressor. Khi Compressor can thiệp vào quá trình xử lý âm thanh, một phần của lượng cường độ âm thanh đã bị lấy mất, khi đó Gain sẽ bù lại lượng đã mất đi.
Hy vọng, những chia sẻ về chủ đề “Compressor là gì” sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức hay và hiểu rõ hơn về các hiệu ứng trong các thiết bị âm thanh.
Xem thêm:
Công Suất RMS Là Gì? Một Số Thông Số Kỹ Thuật Loa Karaoke